Bé 9 tuổi câu được cá nặng hơn 270kg

Một cậu bé 9 tuổi sống tại bang New Jersey (Mỹ) đã khiến không ít cần thủ chuyên nghiệp phải ganh tị khi cậu câu được con cá tầm có khối lượng lên đến 272kg.

câu cá
Cậu bé Kegan đang gồng mình để kéo cần sau khi con cá “khủng” cắn câu

Sau cuộc vật lộn gần hai tiếng đồng hồ, Kegan Rothman, 9 tuổi, với sự trợ giúp của cha và một người hướng dẫn câu cá, cậu bé đã câu thành công một con cá tầm trắng với kích thước lên tới 272kg ở thành phố Chilliwack (tỉnh British Columbia, Canada).

"Đó là cảm giác phấn khích nhất trong tất cả các lần đi câu của cháu. Rất khó để giữ con cá trong lưỡi câu. Cháu nghĩ rằng con cá đã cố kéo mình xuống nước với nó”, Kegan chia sẻ.

Kegan câu được con cá “khủng” này ngay ở ngày đi câu đầu tiên của mình trong kì nghỉ hè đến thành phố Chilliwack. Cần câu của Kegan bị kéo sâu vào nước và cậu bé không thể kéo nó lên bởi quá nặng.

Nhưng nhờ sự trợ giúp của cha và hướng dẫn viên câu cá Ben Trainer, sau một giờ 45 phút vật lộn với cần câu, họ đã bắt được một con cá tầm có kích cỡ rất lớn, có khối lượng lên đến 272kg.

“Một cuộc chiến dường như không thể thực hiện được, nhưng chúng tôi đã thành công”, hướng dẫn viên câu cá Ben Trainer chia sẻ. “Tôi đã làm hướng dẫn viên câu cá 11 năm nay trên sông Fraser và câu cá là niềm đam mê của cả đời tôi. Đây là con cá lớn nhất mà tôi đã từng giúp một khách hàng câu được”.

“Với kích cỡ như vậy, tôi đoán rằng con cá này đã hơn 75 năm tuổi”, Trainer cho biết thêm.

Con cá tầm sau khi bị mắc câu đã được thả trở lại về dòng sông.


Cậu bé Kegan và “thành quả” đạt được sau gần hai giờ đồng hồ vật lộn

Một điều khá thú vị là trước khi bắt được con cá tầm có khối lượng hơn 270kg kể trên, chú bé này cũng từng câu được một con cá cờ nặng tới 55kg trong một chuyến đi câu ở Mexico.

Dân trí, 07/07/2015
Đăng ngày 09/07/2015
T.Thủy
Sinh học

Top các phần mềm quản lý trang trại NTTS (Phần 1)

Mới đây, trang web NeuroSYS đã xếp hạng các công ty hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý trang trại dựa trên công nghệ cho ngành NTTS, xem xét tính hiệu quả, sự đổi mới và tác động của sản phẩm đối với ngành.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản
• 17:24 04/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 07:46 28/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 07:46 28/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 07:46 28/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 07:46 28/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 07:46 28/04/2024